Tầm quan trọng của cấp đông đối với thủy sản

Thủy sản đông đá ngày nay không còn là điều mà người ta cần nữa. Con người cần một thiết bị làm đông mềm chứ không phải đông cứng ngắc để thực phẩm giữ được độ tươi ngon nhiều hơn, thời gian bảo quản lâu hơn. Và người ta sử dụng kho cấp đông để làm được điều đó.


Sự cần thiết của kho cấp đông đối với thủy sản

Như chúng ta cũng đã biết thủy sản là thực phẩm dễ bị hư hỏng khi để ở môi trường bên ngoài, chỉ sau một vài tiếng không sử dụng phương pháp bảo quản nào thì xem như nó là đồ bỏ đi. Các phương pháp truyền thống như ngâm muối, ướp đá… tỏ ra không phù hợp nữa. Bởi chúng làm thay đổi dưỡng chất của thủy sản khá nhiều, hơn nữa thời gian bảo quản không được lâu. Trong khi đó, từ lúc đánh bắt cho đến lúc đến được tay người tiêu dùng là cả một quá trình dài. Làm thế nào để bảo quản thủy sản được lâu nhất mà không độ tươi ngon so với ban đầu không bị sai lệch bao nhiêu?

Xuất phát từ nhu cầu đó, người ta đã nghiên cứu và cho ra đời hệ thống kho lạnh, trong đó có kho cấp đông dùng để bảo quản thủy sản và các sản phẩm khác đúng như mong muốn của người dùng. Đó là nếu như bảo quản bằng ướp đá chỉ đáp ứng được 1 hoặc 2 tuần thì cấp đông thủy sản cho phép chúng ta bảo quản chúng từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí là hơn nữa mà không bị hư hỏng và giữ nguyên dưỡng chất ban đầu.

Lợi ích khi dùng kho cấp đông cho thủy sản

Nếu như đánh bắt xa, việc vận chuyển kéo dài nhiều ngày thì không một phương pháp nào có thể tốt hơn kho cấp đông trong việc đảm bảo chất lượng của các mẻ cá cả.
Đối với những khách hàng khó tính, đặt ra những yêu cầu cao về chất lượng thủy sản thì cho đến nay chỉ mới kho cấp đông có thể đáp ứng được. Thủy sản sau khi đắt bắt cho đến khi đến được tay người tiêu dùng, thậm chí là đem đi xuất khẩu là một thời gian dài, do vậy phải được bảo quản bằng kho cấp đông.

Những yêu cầu khi cấp đông thủy sản

 Ở các nước châu Âu, nhiệt độ trữ đông của họ là -30 độ C. Viện nghiên cứu lạnh đông quốc tế đề nghị mức nhiệt độ trữ đông cho từng loại thủy sản cụ thể như sau: Đối với cá gầy như cá Song, cá Thu nhiệt độ là -20 độ C; còn cá béo như cá Nục, các Trích thì nhiệt độ trữ đông nên là -30 độ C.
Còn ở Việt Nam, nhiệt độ trữ đông thủy sản quy định chung là -18 độ C, nhiệt độ này tương đương với nhiệt độ trung bình sản phẩm cuối của quá trình cấp đông.

Đó là đối với nhiệt độ, còn đối với kho lạnh cấp đông thì yêu cầu như sau: Vật liệu làm vỏ kho phải là panel cách nhiệt PU, có tôn cách ẩm 2 bên bờ mặt, lắp đặt hệ thống các con lươn thông gió, cửa kho lạnh phải thiết kế 1 chiều hoặc có rèm chắc chắn…


Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng kho cấp đông để bảo quản thực phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0941 59 79 89 để được tư vấn thêm. Chúng tôi là công ty chuyên về thiết kế, lắp đặt kho lạnh cao cấp, cam kết mang đến cho khách hàng những lợi ích cao nhất.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của kho cấp đông sử dụng môi chất R22

Kho lạnh có cấu tạo nền bê tông như thế nào?

Hệ thống kho lạnh thường sử dụng các thiết bị điện nào?